1. Quy cách đóng gói hàng hóa

Quy cách đóng gói hàng hóa (Packaging) hiểu một cách đơn giản là yêu cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa sau khi đã tìm hiểu rõ về đặc tính của từng loại sản phẩm và những tác động bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.

Việc làm này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị hư hại, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao vừa làm căn cứ để quy chiếu trách nhiệm cho những bên liên quan khi có bất cứ sự cố nào xảy ra trong khi vận chuyển.
Cần tuân thủ quy cách đóng gói hàng hóa khi vận chuyển

2. Quy định chung về việc đóng gói hàng hóa

  • Đóng gói dù là loại hàng hóa nào cũng đều phải tuân theo một quy định chung. Cụ thể là:
  • Hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, có chèn thêm giấy báo, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chịu được các tác động lực khi vận chuyển cũng như tác động của môi trường.
  • Niêm phong chắc chắn bằng băng keo đảm bảo hàng hóa không bị rơi rớt, thất lạc trong quá trình vận chuyển.
  • Tùy vào từng loại hàng hóa như hàng dễ bị bẩn, ướt, chất lỏng, hàng dễ vỡ,… phải được đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu vận chuyển. Và dán cảnh báo đặc biệt ở ngoài thùng hàng.
  • Đối với hàng hóa có hình dạng đặc biệt cần phải bao gói thật cẩn thận và dán băng keo cho tất cả các cạnh sắc nhọn, các cạnh bị lồi ra.
  • Ghi đầy đủ thông tin người nhận, bao gồm họ tên, số điện thoại và địa chỉ để tránh thất lạc.

3. Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa

Phân loại quy cách đóng gói hàng hóa phải dự theo các tiêu chí sau:

  • Công dụng: Bao bì trong và bao bì ngoài.
  • Số lần sử dụng: Bao bì sử dụng một lần hay có thể sử dụng nhiều lần.
  • Đặc tính chịu nén: Loại bao bì cứng, bao bì nửa cứng và bao bì mềm.
  • Vật liệu chế tạo: Gồm bao bì gỗ, dệt, kim loại, giấy, giấy carton, vật liệu nhân tạo, bao bì tổng hợp, thủy tinh, tre nứa…

4. Yêu cầu về thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa

Việc đóng gói hàng hóa, bưu phẩm rất quan trọng nên thùng giấy hoặc bao bì cũng có yêu cầu nhất định.

  • Phải đáp ứng tiêu chuẩn của từng loại hình vận chuyển đặc biệt như máy bay, tàu biển, xe tải, hàng rời, container,…
  • Có kích thước phù hợp để dễ dàng vận chuyển và bảo quản trên container hay pallet.
  • Đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ dẻo dai giúp chịu được sự va chạm, kéo, đẩy trong quá vận chuyển theo đường biển, hàng không, đường sắt hay đường bộ.
  • Đảm bảo phù hợp với việc thay đổi khí hậu, thời tiết ở nhiều địa điểm khác nhau.
  • Đảm bảo thùng giấy, bao bì khi đóng gói hàng hóa không bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng để bảo vệ hàng hóa tốt nhất.
  • Có các ký hiệu trên bao bì đóng gói sản phẩm, hàng hóa đặc biệt tránh hư hại trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ

5. Những quy cách đóng gói hàng hóa chi tiết

Phần lớn các loại hàng hóa đều tuân theo tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa nhưng cũng có quy cách đóng gói hàng hóa riêng cho từng loại.

5.1. Cách đóng gói hàng điện tử, hàng có giá trị cao

Hàng hóa điện tử thường là máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh, tivi, máy quay phim và các loại linh kiện điện tử khác rất dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường có độ ẩm cao, môi trường vận chuyển bấp bênh.
Vì vậy, khi đóng gói hàng hóa phải được bọc kỹ bằng các loại vật liệu chống va đập như giấy bọt khí, mút mềm, mút xốp, tấm đệm xốp bọt (PP, PE, PU). Rồi dùng băng keo cố định chặt. Sau đó dùng thùng carton 3 hoặc 5 lớp có kích thước phù hợp bọc phía ngoài.

 

5.2. Hàng hóa là đồ bằng thủy tinh, gốm sứ

Thủy tinh, gốm sứ đều là những mặt hàng dễ vỡ nên để đảm bảo quy cách đóng gói hàng hóa với mặt hàng này trước tiên cần sử dụng túi bóng khí bọc kín mọi góc cạnh của sản phẩm từ 3 – 5 lớp và đóng gói trong thùng carton 5 lớp.
Quy cách đóng gói gốm sứ, hàng dễ vỡ
Khi đóng gói loại hàng hóa này vào thùng carton, bạn cần chèn thêm xốp hoặc mút, hạt xốp, tấm bọt khí,… kín 6 mặt để đảm bảo hàng hóa không xê dịch khi vận chuyển. Đồng thời bên ngoài phải dán cảnh báo hàng dễ vỡ.

cách đóng gói bao bì sản phẩm

5.3. Cách đóng gói hàng mỹ phẩm

Đầu tiên phải đảm bảo bọc kỹ hàng mỹ phẩm tránh chất lỏng không bị chảy ra ngoài dù cho bị dốc ngược.
Bên ngoài sản phẩm được bọc kín, chèn vật liệu chống va đập và chống thấm nước như bọt khí, mút, xốp, hạt nở,… để lấp đầy khoảng không trong hộp.

5.4. Quy cách đóng gói sách, văn phòng phẩm

Quy cách đóng gói sách, văn phòng phẩm đơn giản hơn nhiều. Chỉ cần cuộn, bọc nilon để tránh trầy xước các sản phẩm này rồi cho vào ống nhựa hay các ống bằng bìa carton cứng, bịt kín 2 đầu ống.
Hoặc cho vào cặp tài liệu, đồng thời đóng gói vào thùng carton cứng có hình dạng phù hợp, không quá lớn so với sản phẩm.

5.5. Cách đóng gói bao bì sản phẩm, thực phẩm khô

Đóng gói thực phẩm khô bằng nhiều lớp, kín để tránh phát ra mùi thu hút côn trùng. Có chống ẩm và hút chân không để không ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.
Sản phẩm cần có hạn sử dụng ít nhất là 1 tháng. Và cần lưu ý về điều kiện lưu giữ thực phẩm với các đơn vị vận chuyển.
Cần thêm gói hút ẩm khi đóng gói thực phẩm khô

5.6. Tiêu chuẩn đóng gói đồ gia dụng

Khi đóng gói đồ gia dụng phải chèn thêm xốp hoặc giấy bóng khí 6 mặt có độ dày tối thiểu 5cm xung quanh trước khi cho vào thùng carton 3 lớp. Dùng băng dính niêm phong kỹ các mối nối, nếp gấp.

5.7. Quy định đóng gói chai nhựa, chất lỏng

Tương tự như quy cách đóng gói hàng hóa mỹ phẩm, chai nhựa cũng phải được bọc kỹ để tránh chất lỏng chảy ra ngoài. Bảo quản trong thùng gỗ kín hoặc thùng thiếc kèm mùn cưa để hút hết chất lỏng nếu bình, lọ bên trong bị vỡ.
Khi đặt nhiều chai lọ trong một thùng thì nên dùng vách ngăn hoặc dùng các vật liệu chống sốc như tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở,… để chèn vào khoảng trống.
Lưu ý đặc biệt cho những hàng hóa dễ vỡ

5.8. Quy cách đóng gói hàng hóa giày dép, quần áo

Do giày dép, quần áo thường có sẵn bao bì của nhà sản xuất nên cách đóng gói bao bì sản phẩm hàng hóa giày dép, quần áo chỉ cần dùng túi nilon thường và dùng băng keo bọc kín gói hàng là được. Còn nếu không có hộp thì cần bọc thêm một lớp bọt khí trước rồi mới tiến hành đóng gói.